• Chào mừng bạn đến với Đặc Sản Tuyên Quang

Làm giàu từ chế biến mỳ gạo

10:01 09/07/2023 Đặc sản Tuyên Quang

Ông Nguyễn Văn Thuật sinh ra ở vùng đất nổi tiếng với những làng nghề làm mỳ gạo lâu đời - tỉnh Bắc Giang, có lẽ đây chính là cái duyên cho ông đến với nghề sản xuất mỳ gạo. Sau khi lập gia đình, ông ở riêng tại thôn 24, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang. Vợ chồng ông luôn suy nghĩ, trăn trở tìm con đường phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được về các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất, sự giúp đỡ chính quyền địa phương, hai vợ chồng đã đi nhiều nơi tham quan, học tập thực tế tại các mô hình sản xuất kinh doanh ở các huyện trong tỉnh, vợ chồng ông quyết định đầu tư vốn để sản xuất mỳ gạo.

Được sự giúp đỡ của bố,mẹ, anh, em bên nội, bên ngoại cùng với vốn tự có của hai vợ chồng là 1 tỷ đồng, gia đình ông đầu tư 700 triệu đồng để đầu tư mua máy móc, xây dựng xưởng sản xuất và hệ thống xử lý môi trường và 300 triệu đồng là vốn lưu động. Khi mới bắt đầu làm do không có hệ thống làm khô, cũng như kiến thức kinh nghiệm của cả hai vợ chồng ông chưa có nên làm hầu như công đoạn nào cũng có một vài lần sai sót. Lúc đó mỗi ngày cơ sở của ông mỗi ngày chỉ sản xuất 150kg gạo tạo ra 130 kg mỳ khô sau đó chở đến các đại lý ở trong xã và các xã lân cận để bán.

 Song cùng với việc nghiên cứu để đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chế biến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo về chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật vợ chồng ông được Hội Nông dân các cấp tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất kinh doanh nên việc sản xuất, kinh doanh của gia đình ông khá thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thấy được hiệu quả từ mô hình gia đình ông đã nâng cấp, đầu tư dây truyền sản xuất khép kín với công xuất 1 tấn/ngày đêm.Theo đó, từ công đoạn ép bột, ra sợi đến sấy khô đều thực hiện ngay trong xưởng. Trong sản xuất mỳ gạo của vợ chồng ông là sản phẩm hoàn toàn không phải phơi nắng mưa. Công việc sản xuất, tiêu thụ miến dong của gia đình ông đang thuận lợi thì đến năm 2015, mỳ gạo Thuật Yến gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do người tiêu dùng e ngại vì cho rằng tất cả các sản phẩm mỹ gạo, miến dong đều sử dụng chất tẩy trắng, hay sử dụng chất phụ gia, bảo quản... Lúc này ông nhận ra trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ là vô cùng quan trọng.

Năm 2016, được sự hỗ trợ của các cấp Hội Nông dân đó ông làm các thủ tục để thành lập hợp tác xã, nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng ký nhãn hiệu Mỳ gạo Thuật Yến Kim Phú. Đồng thời tích cực tham gia các hội chợ nông nghiệp trong và ngoài tỉnh và trong năm. Đến năm 2017 Hợp tác xã Mỳ gạo Thuật Yến Kim Phú chính thức được thành lập và nhãn hiệu Mỳ gạo Thuật Yến Kim Phú được công nhận.

Đến nay (năm 2020) cơ sở sản xuất Mỳ gạo Thuật Yến sử dụng 800kg - 1.000kg gạo/ngày và tạo ra từ 700 kg đến 950 kg sản phẩm Mỳ gạo khô, doanh thu năm 2019 đạt 3.375 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho từ 8 đến 10 lao động tại địa phương, với thu nhập bình quân từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm Mỳ gạo của ông được giao bán chính tại hai tỉnh đó là tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Bắc Cạn, ngoài ra còn giao với tỷ lệ nhỏ lẻ như tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Bắc Ninh...

Trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ trải qua những lúc thăng trầm và có được kết quả như ngày hôm nay, ông chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu đó là:

Một là: Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một và một trong tiêu chí sống còn của người sản xuất lương thực, thực phẩm nói chung và cơ sở sản xuất Mỳ gạo Thuật Yến nói riêng trong thời kỳ canh tranh rất khắc nghiệt như hiện nay.

Hai là: Mỗi người phải tự nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng; đa dạng quy cách sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

 Ba là: Tích cực học tập, mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; tích cực liên kết trong sản xuất trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó việc thực hiện vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông sản sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn, bảo vệ sức khỏe con người được chúng ông ưu tiên hàng đầu.

Bốn là: Thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; đóng góp đầy đủ các loại thuế.

Bài viết liên quan

22:27 18/07/2023

Chè Khau Mút, xã Thổ Bình (Lâm Bình) được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm an toàn vào tháng 5-2017.

22:17 18/07/2023

Rượu Ngô men lá Thức Mần là thương hiệu nổi tiếng tại Xã Sơn Phú, huyện Na Hang. Rượu được chưng cất thủ công từ ngô bản địa, men lá rừng, nước khe nguồn,… Rượu uống rất êm, có mùi thơm độc đáo, không gây đau đầu.

22:14 18/07/2023

Bún khô Đà Vị từ lâu là một món ăn đặc trưng của người Tày, bún được làm thủ công và tỉ mỉ, nguyên liệu là gạo Bao Thai được trồng trên những cánh đồng ruộng bậc thang vùng cao của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

21:14 18/07/2023

Nếu như người miền Nam thường thích cho vị ngọt của đường vào các món ăn, người miền Trung thì không thể thiếu vị cay của ớt thì trong cơ cấu bữa ăn của cộng đồng người dân tộc Tày các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và người Tày tỉnh Tuyên Quang nói riêng thường có vị chua và đắng.

21:00 18/07/2023

Ngày 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức lễ tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu lần thứ IV năm 2022.

20:48 18/07/2023

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” là câu chuyện về nghị lực, bản lĩnh vượt qua sóng gió thương trường của các doanh nghiệp, doanh nhân Tuyên Quang để vững bước trên con đường hội nhập. Họ luôn tìm hướng đi mới, chủ động tái cấu trúc lại mô hình hoạt động, kịp thời nắm bắt và nghiên cứu thị trường, tích cực tìm cơ hội hợp tác, thực sự là những “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế.

Liên hệ với chúng tôi theo Hotline:

0942360345

Giỏ hàng của bạn